Ngày 9/7/2019 được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia và Lãnh đạo Bộ Công Thương Việt Nam, Câu lạc bộ Doanh Nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VBCC) đã tổ chức thành công Diễn đàn thúc đẩy thương mại, đầu tư Việt Nam – Campuchia năm 2019. Đây là sự kiện do Bộ Công thương, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia phối hợp Bộ Thương mại Campuchia và VBCC tổ chức.
Diễn đàn có trên 250 Đại biểu tham gia gồm: Lãnh đạo Bộ Công thương Việt Nam, Lãnh đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, Lãnh đạo các Bộ, Ban ngành Campuchia (Bộ Thương Mại, Hội đồng phát triển Campuchia – CDC, Phòng Thương mại Campuchia – CCC, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan), Lãnh đạo Tỉnh và các Doanh nghiệp các Tỉnh biên giới Việt Nam giáp Campuchia, toàn thể Doanh nghiệp thành viên VBCC và các Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, các Doanh nghiệp Campuchia.
Phát biểu ý kiến khai mạc, Đại sứ Vũ Quang Minh cho biết:
Năm 2019 là năm có nhiều dấu mốc lịch sử đối với đất nước Campuchia, cũng như với quan hệ gắn bó giữa hai nước Việt Nam và Campuchia. Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Campuchia thời gian qua đã có bước phát triển mạnh mẽ. Đại sứ Vũ Quang Minh cho biết, kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2018 đạt 4 tỷ 704 triệu USD, tăng 23,8 % so năm 2017. Năm tháng đầu năm 2019, kim ngạch thương mại song phương đạt 2 tỷ 315 triệu USD, tăng 19,1% so cùng kỳ năm 2018. Dự kiến cả năm nay, kim ngạch thương mại hai nước sẽ đạt mốc 5 tỷ USD như cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra.
Về đầu tư, tính đến nay, Việt Nam nằm trong năm nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất tại Campuchia. Việt Nam đã có 214 dự án đăng ký đầu tư sang Campuchia với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3,074 tỷ USD. Trong đó, có 176 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 2,77 tỷ USD. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đã đóng góp thiết thực vào việc phát triển kinh tế và công tác an sinh xã hội của Vương quốc Campuchia.
Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh Nghiệp Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Thanh Dũng phát biểu và có một số đề xuất quan trọng cho Cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ đầu tư vào Campuchia như sau :
Ông Nguyễn Thanh Dũng cho rằng: đây là thời điểm có nhiều yếu tố thuận lợi nhất để Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Campuchia, trong bối cảnh nền kinh tế Campuchia đang phát triển tăng tốc, Chính phủ Campuchia ban hành nhiều chính sách thúc đẩy thương mại, đầu tư và Chính phủ Việt Nam rất quan tâm tạo điều kiện cho Doanh nghiệp, như:
Về phía Chính phủ Campuchia: Ngài Samdech Thủ tướng Hun Sen, ngày 29/3/2019 đã đưa ra gói cải cách quy mô lớn với 17điểm chiến lược nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh; Bộ thương mại Campuchia ngày 02/5/2019 đã Ban hành chiến lược Hội nhập thương mại của Campuchia giai đoạn 2019 – 2023 nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Campuchia; Campuchia chuẩn bị sửa đổi luật đầu tư nhằm tạo thêmhấp dẫn cho nhà đầu tư…
Về phía Chính phủ Việt Nam: Rất quan tâm,thúc đẩy thương mại hai nước; nhiều chính sách quan trọng đã được thông qua như: Thỏa thuận Thương mại song phương Việt Nam – Campuchia giai đoạn 2019 – 2020 với thuế suất nhập khẩu 0% cho 26 mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam và 32 mặt hàng nhập khẩu từ Campuchia vào Việt Nam; Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đã có hiệu lực kể từ ngày 20/2/2019 và sẽ được áp dụng kể từ đầu năm 2020.
Tuy nhiên, Doanh nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ đầu tư vào Campuchia cũng còn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, như:
Về nội lực của Nhà đầu tư: Doanh nghiệp Việt Nam còn những khó khăn về vốn và thiếu nguồn nhân lực trầm trọng. Các Công ty con thuộc tập đoàn, Tổng công ty đa số chuyển vốn từ Việt Nam sang với số lượng hạn chế; các Công ty vừa và nhỏ thì luôn thiết hụt vốn; mặt khác lại khó hoặc không thể tiếp cận các nguồn vốn vay tại Campuchia do không có tài sản đảm bảo. Đối với nguồn nhân lực cần thời gian để đào tạo; nhân lực có tay nghề từ Việt Nam sang vẫn còn ít và khóthu hút.
Về phía chính sách của Campuchia: Chính phủ Campuchia đã rất quyết liệt giải quyết những khó khăn, vướng mắc của Nhà đầu tư nhưng cũngcần thời gian để cấp dưới triển khai cụ thể. Các chính sách mới của Chính phu Campuchia hướng đến thu hút Nhà đầu tư chung của tất cả các nước; vẫn cònthiếu chính sách đặc thù, riêng biệt hoặc dự án, khu vực đặc thù thu hút riêng cho Doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác, Doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp khókhăn, vướng mắc trong việc thực hiện các các văn bản Quy phạm pháp luật,quy trình liên quan như thuế, hải quan…. (iii) Sự cạnh tranh khốc liệt giữaDoanh nghiệp Việt Nam với Doanh nghiệp các nước: Với sự cởi mở, các chính sách vỹ mô hấp dẫn, nhà đầu tư các nước vào Campuchia ngày càngnhiều nên sự cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng khó khăn hơn.
Ông Nguyễn Thanh Dũng, Chủ tịch VBCC đã có một số đề xuất:
(i) Đối với Chính phủ Việt Nam: (-) Nắm bắt thời điểm thuận lợi này, có biện pháp, cải tiến hình thức, nội dung, tốc độ tuyên truyền, quảng bá, thúc đẩy thương mại, đầu tư Việt Nam sang Campuchia, sao cho toàn bộ các thànhphần kinh tế tại Việt Nam cập nhật được thông tin khách quan, chính xác. (-)Triển khai nhanh các thỏa thuận song phương, đa phương; đồng thời sớm xây dựng các thỏa thuận hợp tác mới, bảo đảm cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh và khai thông các khó khăn, vướng mắc. (-) Tiếp tục nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc như: ưu đãi về vốn, và chính sách vay vốn từ Việt Nam để đầu tư sang Campuchia.
(ii) Đối với Chính phủ Campuchia: (-) Ủng hộ và tạo điều kiện cho Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Campuchia; các Bộ, ngành, tỉnh quan tâm chỉ rõcác lĩnh vực, khu vực Việt Nam có ưu thế đầu tư; có chính sách ưu đãi riêngcho các khu vực khó khăn. (-) Thực hiện chính sách ổn định, tạo môi trường thuậnlợi, tạo niềm tin cho nhà đầu tư; minh bạch các chính sách pháp luật, thủ tục hành chính. (-) Cho phép doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch tổng thể dự án đầu tư cho phù hợp với điềukiện địa lý, đất đai, thổ nhưỡng và thị trường. (-) Sớm cấp giấy chứng nhận quyền sdụng đất, giấy chứng nhận giá trị đã đầu tư hàng năm (C.O.C)…
(iii) Chính phủ Việt Nam và Campuchia phối hợp: (-) Tăng cường hợp tác trao đổi thông tin, xây dựng cơ chế chính sách, khai thác hiệu quả các nguồn lực. (-) Xâydựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch chung về đầu tư, thương mại và du lịch; Đặc biệt, triển khai Hiệp định khuyến khích và bảo hộ Đầu tư đã ký kết. (-)Phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; có chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. (-) Đẩy nhanh việc đàm phán ký kết và triển khai có hiệu quả các Hiệp định song phương (-) Đơn giản hóa thủ tục vận chuyển hàng hóa qua biêngiới, bảo quản nông sản, kiểm định chất lượng.
Sau phiên họp toàn thể chính thức, các Đại biểu và Doanh nghiệp tham dự Diễn đàn đã tham dự buổi tiệc thân mật, kết nối thương mại, đầu tư giữa các Doanh nghiệp Việt Nam với nhau và giữa Doanh nghiệp Việt Nam với Doanh nghiệp Campuchia. VBCC sẽ phối hợp tốt với Thương vụ, Phòng Kinh tế Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia duy trì sự kiện hàng năm.